Ung thư không phải là “Cửa tử”

28/12/2020

Với tôi, một điều vô cùng quan trọng chính là làm sao để truyền thêm nghị lực, tiếp thêm niềm tin cho họ chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư quái ác.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, công việc của tôi là tiếp xúc với hàng ngàn trường hợp có bệnh lý về ung thư, trong đó không chỉ có người bệnh mà còn có cả người thân của họ. Được lắng nghe, chia sẻ, giải đáp các vấn đề xung quanh bệnh lý của họ luôn là niềm vinh dự mỗi ngày đối với tôi.

Rất nhiều người bệnh ung thư bị các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Mặc dù y học ngày càng tiến bộ nhưng hai từ “ung thư” trong tâm lý đối với con người vẫn được coi là “ bản án tử” khắc nghiệt. Bởi lẽ trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, ung thư có liên quan đến tình trạng đau đớn dữ dội, biến dạng ngoại hình như sụt cân, rụng tóc do hóa trị hay buồn nôn, nôn, mệt mỏi… Bên cạnh đó, nó không những gây kiệt quệ về thể trạng mà còn sa sút cả về tinh thần và kinh tế.

Công việc của tôi hàng ngày là trả lời hàng trăm câu hỏi như: Bệnh này sống được bao lâu? Mổ xong liệu có di căn không? Tôi có nên hóa xạ trị không? Có thuốc thay thế hóa xạ trị không? Tôi cần phải ăn uống như thế nào?… Hay như là “hàng xóm” bảo đừng theo Tây y, về nhà kiêng ăn, sắc thuốc uống; bệnh này chờ chết thôi… và không ít nhưng câu hỏi tiêu cực hơn thế nữa. Vâng! Tôi xin phép trả lời rằng “ung thư không phải là cửa tử”. Việc cần thiết là can thiệp sớm các liệu pháp khoa học kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý và giữ tình thần lạc quan, quyết tâm điều trị thì tỷ lệ thành công sẽ cao. Càng chần chừ không điều trị hoặc lựa chọn sai giải pháp hoặc quá bi quan thì cơ thể càng suy kiệt, mà suy kiệt thể trạng và tinh thần mới là “cái án” của căn bệnh này.

Chị Phạm Nhung (Ảnh tác giả cung cấp)

Qua quá trình tư vấn cho người bệnh, tôi vui vì bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân đã hỗ trợ được cho rất nhiều trường hợp bệnh lý ung thư khác nhau. Tôi giải đáp cho họ hiểu ung thư là gì, quá trình điều trị theo phác đồ sẽ diễn ra như thế nào, triệu chứng có thể xảy ra và cách khắc phục ra sao, chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp. Và còn một điều vô cùng quan trọng nữa chính là làm sao để truyền thêm nghị lực, tiếp thêm niềm tin cho họ chiến đấu chống lại căn bệnh ung thư quái ác. Và niềm vui mỗi ngày của tôi là được nhận những lời cảm ơn, những tin nhắn, cuộc gọi thông báo rằng cô/chú/anh/chị có được kết quả điều trị đáp ứng tốt, đợt này khỏe lên rồi, ăn uống bình thường và vừa tái khám kết quả vẫn ổn định…

Trong tất cả các trường hợp mình hỗ trợ, tôi rất ấn tượng với chị Lưu Thị Lụa quê ở Gia Lộc, Hải Dương, hiện đang sinh sống và làm việc tại Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Chị Lụa là bệnh nhân ung thư buồng trứng, một trong số rất nhiều trường hợp ung thư buồng trứng tử cung tôi đã hỗ trợ tư vấn theo yêu cầu của họ. Nhưng điều mà tôi ấn tượng lại là hoàn cảnh của chị, một người phụ nữ xa quê bao năm, không có một người thân nào bên cạnh vậy mà chị lại nghị lực đến vậy. Tôi vẫn nhớ như in cuộc gọi đầu tiên tôi trao đổi với chị là khi tôi đang làm việc tại văn phòng, trực hỗ trợ tổng đài tư vấn 1800 6808. Chị chia sẻ rằng chị đã mổ cắt buồng trứng được một thời gian rồi, sau mổ chị có mua sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư GHV KSol ở nhà thuốc sử dụng đến giờ, chị đi khám các chỉ số vẫn ổn định, vậy chị có nên dùng tiếp sản phẩm này nữa không? Tôi chúc mừng chị và khuyên chị tiếp tục duy trì sử dụng sản phẩm GHV Ksol với liều thấp hơn mỗi ngày để dự phòng tái phát.

Chị Lụa gửi ảnh đang KSol để dự phòng ung thư tái phát (Ảnh nhân vật cung cấp)

Sau đó 1-2 tuần tôi có liên hệ lại để hỏi thăm sức khỏe của chị mới nghe được câu chuyện về cuộc đời chị cũng như việc chị vượt qua căn bệnh ung thư thế nào. Nhất là thời điểm mới phát hiện bệnh, chị suy sụp lắm, không một người thân bên cạnh, còn có ý định buông xuôi tất cả. Nhưng cũng may mắn vì có bạn bè động viên, giúp đỡ nên chị đã quyết định làm phẫu thuật. Sau đó, chị tình cờ biết đến chị Nguyễn Thị Soi – người sống khỏe và chiến thắng căn bệnh ung thư tử cung. Được chị Soi đưa ra lời khuyên và giới thiệu sản phẩm GHV KSol, chị Lụa mới tin tưởng để dùng thêm trong thời gian chờ tái khám. May mắn hơn nữa khi tái khám chị cũng không phải can thiệp hóa xạ trị nữa. Chị Lụa vừa nói và sụt sùi khi nhớ lại khoảng thời gian sinh tử ấy, bây giờ chị lạc quan hơn rất nhiều, lần nào hỏi thăm chị cũng cười nói vui vẻ, có lần gọi chị nói đang đi du lịch rồi. Cũng nhờ chị và bao người bệnh khác mà tôi hiểu được rằng, công việc của mình không chỉ cho đi mà còn là nhận lại. Cho đi niềm tin, kiến thức đúng đắn, nhận lại niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.

Chị Lụa gửi tôi xem kiểm tra tại Bệnh viện K3 Tân Triều (Ảnh nhân vật cung cấp)

Cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ tới người bệnh rằng Ung thư sẽ không phải là “Cửa tử” nếu chúng ta có thể thực hiện được 3 điều này: Thứ nhất, tuân thủ phác đồ điều trị, lựa chọn các phương pháp khoa học. Thứ hai, tinh thần và chế độ sinh hoạt phù hợp. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh kiêng khem quá mức, kết hợp thể dục nhẹ nhàng và giữ vững tinh thần lạc quan. Nếu bản thân không thể tự điều chỉnh được tâm lý thì hãy chia sẻ với người thân hoặc những người đồng bệnh đã “chiến thắng ung thư”.

Phạm Thị Nhung

Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

0866 206 808
Nhập thông tin để tải về miễn phí: