Hãy vượt qua nỗi đau tìm lại sự sống
Cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai năm 2020, phát hiện cơn đau chân và đầu, bị đau dữ dội nên tôi đi khám ở bệnh viện huyện nhưng chỉ chụp chiếu phần chân. Bác sĩ bảo tôi bị thoái hóa đầu gối xương khớp, điều trị xương khớp mất 2 – 3 tháng ròng rã mà cũng không đỡ. Tôi chuyển sang thuốc nam, càng uống càng đau, những cơn đau triền miên làm tôi không ăn, không ngủ được. Tháng 4/2020, tôi bắt xe ra Hà Nội đến Bệnh viện Bạch Mai khám, thử máu và chụp tim phổi, bác sĩ thông báo “Cô bị K phổi đã di căn vào xương”. Tôi vẫn không tin, tôi đến Bệnh viện Xây dựng ở quận Thanh Xuân, Hà Nội chụp cắt lớp và thử máu, kết quả đều giống nhau. Tôi tưởng chừng như gục ngã tại bệnh viện, nhưng được bác sĩ động viện tôi nhanh chóng kịp thời về quê chuyển tuyến ra điều trị.
Tôi tự hỏi tại sao ung thư lại đến với tôi, nhưng tôi vẫn mạnh mẽ bắt xe về quê để làm thủ tục chuyển tuyến. Tôi được giới thiệu ra Bệnh viện Phổi Trung ương, nhập viện chụp chiếu xét nghiệm bệnh viện cấp mỗi ngày 4 viên thuốc giảm đau. Nằm viện 2 tuần, tôi được chỉ định đi chụp chiếu và xạ trị xương ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, kết quả tôi đã di căn nhiều xương, tổn thương sọ não, hạch trung thất.
Nằm trong bênh viện và chịu những cơn đau dữ dội, tôi nghĩ rằng mình sẽ chết. Ở đến tuần thứ 3 thì bác sĩ gọi chồng tôi vào gặp, bác sĩ nói: “Bệnh của cô quá nặng rồi, có điều trị cũng không có kết quả, không sống quá 3 tháng”. Nghĩ mình đã thất bại và phải đầu hàng trước chúng tôi chỉ biết khóc, cơ thể như rụng hết chân tay. Sau đó chồng tôi gặp bác sĩ xin “còn nước còn tát”, vậy là tôi được truyền hóa chất 6 đợt nhưng mỗi lần truyền xong tôi không ăn được, không ngủ được, cứ thấy mùi cơm là nôn ói, đau nhức toàn thân. Nằm trên đệm nước mà chỉ nằm ngửa chứ không thể nằm nghiêng, đầu trọc lóc, da xanh xao… Đau đớn, mệt mỏi, anh em nội ngoại xa gần, làng xóm đến chơi động viên tôi cố gắng nhưng tôi chỉ biết khóc nghĩ rằng mình sẽ gục ngã và nghĩ đến cái chết. Bệnh ung thư phế quản phổi giai đoạn 4 đã di căn xương sọ não, hạch trung thất còn gì nữa mà hy vọng.
Rồi những ngày tháng trôi qua, họ hàng làng xóm động viên sống được ngày nào biết ngày ấy, gia đình tôi có 2 con trai, mới lo cho được một cháu có vợ, cháu nội vừa được 5 tháng thì tôi phát hiện ra bệnh. Một niềm hy vọng với cuộc đời tôi xuất hiện, đã mang đến cho tôi sự khát khao sống mãnh liệt, tôi tình cờ xem được phóng sự trên kênh VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam đưa tin về Viện Hàn lâm nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm hiệu quả giúp hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư giảm tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị có tên là GHV KSol với hoạt chất là phức hệ Nano Extra XFGC. Cảm giác khi xem được phóng sự đó rất khó tả, đối với người bệnh như tôi chỉ nghĩ mình sẽ gục ngã lúc nào không hay, cái chết luôn chờ đón thì ai cũng sẽ suy sụp, khó có thể vượt qua được.
Tôi xem đây là một niềm hy vọng giúp hỗ trợ cho người bệnh mà được bác Vũ Huy Chương, anh Trần Xuân Chín, chị Nguyễn Thị Soi… đã sử dụng có hiệu quả. Qua các phóng sự các bác, các anh, các chị để lại số điện thoại, vậy là cứ thế tôi gọi. Tôi gọi cho bác Chương, anh Chín, chị Soi đều động viên tôi và cho tôi số điện thoại của chuyên gia tư vấn. Tôi quyết định gọi ngay cho chuyên gia, tôi bắt đầu sử dụng 5 hộp từ ngày 15/10/2020 âm lịch, từ đó cơ thể tôi có chuyển biến tốt lên, sau đó tôi tiếp tục sử dụng thêm 10 hộp. Đến ngày 22/12/2020 âm lịch, tôi ra Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa để khám định kỳ thì bệnh viện chuyển tôi chụp chiếu ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Đến 10/1/2021 tôi ra viện nhận kết quả, không ngờ tình trạng di căn xương đã gần mất, hạch trung thất và sọ não không còn tổn thương. Tôi không còn đau đớn, da dẻ hồng hào hơn, trước đây u 27mm nay chỉ còn 18mm. Tôi tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, truyền hóa chất về tôi vẫn ăn uống bình thường, không bị tác dụng phụ nữa và tôi vẫn dùng GHV KSol đều đặn mỗi ngày.
Qua đây tôi gửi lời cảm ơn đến nhà khoa học đã nghiên cứu ra sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh ung thư. Cũng qua cuộc thi viết “Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời” đã tạo điều kiện cho chúng tôi được giao lưu và truyền cảm hứng đến những người đồng bệnh. Tôi mong mọi người hãy lạc quan, vượt qua mọi khó khăn và hãy tin vào khoa học, trước hết là phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ trong bệnh viện.
Hiện nay tôi vẫn đang điều trị hóa chất ở bệnh viện tỉnh, sức khỏe của tôi vẫn bình thường, không bị tác dụng phụ, ăn uống sinh hoạt bình thường. Mỗi lần tôi ra bệnh viện đều chia sẻ và truyền lửa đến các bệnh nhân khác. Ngày đêm có những cuộc gọi đến để hỏi thăm và lấy số điện thoại của chuyên gia đã tư vấn cho tôi. Tôi tin tưởng rằng chắc chắn mình sẽ vượt qua được cuộc chiến tìm lại sự sống.
Lê Thị Hoa
Thôn Cẩm, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa