Cuộc đời sẽ nở hoa khi ta có niềm tin

28/12/2020

Cuộc sống của mỗi người trên đường đời sẽ có muôn ngã rẽ khác nhau. Trên mỗi đoạn đường mình qua sẽ có những chướng ngại vật bắt buộc ta phải tiến lên để vượt qua hoặc là dừng lại và thua cuộc. Nếu một ngày có một biến cố bất ngờ tìm đến mọi người sẽ phải làm sao? Nếu bạn khóc lóc, suy sụp có nghĩa là bạn đã thua. Vì vậy hãy nhìn vào sự thật, dũng cảm đối đầu và vượt qua khó khăn, bạn sẽ là người chiến thắng. Mẹ tôi – một người phụ nữ như thế. Dù đã từng bị căn bệnh ung thư hành hạ đau đớn cả về thể xác và tinh thần, như một bông hoa hướng dương bị phong ba bão táp thổi qua thế nhưng tất cả cũng chẳng thể quật ngã được mẹ bởi sự kiên cường, niềm tin yêu, lạc quan mà mẹ đã dành cho cuộc đời để hướng tới ánh mặt trời.

Mẹ tôi sinh năm 1960, bằng tình yêu mến trẻ và cái duyên đến với nghề giáo viên mầm non nên mẹ tôi vào nghề từ tháng 8/1980. Một cô gái trẻ 20 tuổi, tràn đầy nhiệt huyết đã gắn bó với công việc khi lớp dạy học mới chỉ hình thành từ một nhóm trẻ, cơ sở vật chất nghèo nàn và thiếu thốn. Lớp học được dựng tại một gò cao của làng. Mỗi năm, trước khi đến ngày khai giảng, mẹ lại dắt tôi đi cùng mẹ đến mọi ngóc ngách của thôn xóm để vận động các gia đình cho con đi học, để các em được biết chữ, được vui chơi. Việc này tưởng chừng như đơn giản mà thực ra lại khó khăn bởi đâu phải gia đình nào cũng nhận thức được việc cho con đi học là cần thiết ra sao, nhiều gia đình vẫn còn tư tưởng “chỉ cần có cái ăn vào bụng” nên mỗi lần thấy mẹ tôi đến nhà thuyết phục lại gạt phăng đi. Vậy nhưng mẹ tôi luôn kiên trì, mẹ bảo tôi rằng: “Thời buổi này, muốn thoát nghèo thì càng phải cho con đi học. Mẹ muốn trẻ em nào cũng được ra lớp, đó là quyền của các em”. Sau rất nhiều lần thuyết phục, cuối cùng các gia đình đều đồng ý vì vậy mà hàng năm số trẻ đến tuổi ra lớp tại làng tôi luôn là 100%.

Đón trẻ đi học là một chuyện, còn chuyện thu chi để đóng góp với nhà trường cũng làm mẹ tôi phải suy nghĩ nhiều. Với những hộ khó khăn thì mẹ tôi luôn hỗ trợ nhiệt tình xin nhà trường giảm học phí. Vậy nhưng đời còn có cả những oái oăm, có gia đình có điều kiện cho con đi học mà đến khi nhà trường thông báo các khoản học phí thì khất lần khất lượt. Sau 3, 4 lần hỏi không được mẹ lại đành bỏ tiền lương ít ỏi của mình ra để trả cho các em học sinh. Mẹ chịu thua thiệt cũng chỉ vì muốn nhìn thấy nụ cười trẻ thơ được cắp sách tới trường.

Những năm 1995, lương mẹ cũng chỉ có 120 nghìn đồng một tháng và mẹ trang trải chi tiêu cho sinh hoạt của gia đình là chính. Thời gian này mẹ còn đi học lên cao đẳng nên kinh tế càng eo hẹp. Nhà 3 anh em, bố tôi sau khi tham gia kháng chiến về hưởng chế độ bệnh binh, sức khỏe yếu thường xuyên ốm đau nên không đỡ đần được nhiều cho mẹ. Vì thế ngoài giờ dạy là mẹ tôi lại tranh thủ đi mò cua bắt tép, nhận cấy hái thêm nhiều ruộng để có thể lo miếng ăn cho gia đình.

Để có thể bám trụ với nghề, mẹ tôi phải lao động vất vả với đủ mọi công việc khác ngoài thời gian dạy trên lớp. Mẹ nhận nhiều ruộng, đến mùa thu hoạch lúa mẹ còn tặng cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Khi tôi lên cấp 2, mẹ có mua bên xã bên một chiếc máy khâu để nhận may và sửa quần áo. Và mỗi buổi tối, sau khi làm xong công việc nhà mẹ lại ngồi soạn bài sớm cho buổi học ngày hôm sau. Đêm khuya tĩnh lặng, thỉnh thoảng tôi có bất chợt tỉnh giấc lại nghe tiếng dập của máy khâu trong ánh đèn mờ ảo. Mẹ thức để may quần áo tặng các em ở lớp. Tôi dần quen và hiểu rằng có lẽ mẹ tôi chưa bao giờ có một giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm. Tình yêu trẻ, yêu nghề của mẹ đã quá lớn nên dù có vất vả, gian lao mẹ vẫn mỉm cười và bảo đó là “hạnh phúc”.

Hình ảnh mới nhất của mẹ tôi khi chuẩn bị đi diễn văn nghệ

Thời gian thấm thoắt trôi nhanh như một cơn gió. Mẹ tôi về hưu và sóng gió ập đến với gia đình tôi một cách bất ngờ. Mẹ ngày càng gầy đi, cơ thể mệt mỏi, ăn uống rất thất thường. Có lẽ vì là giai đoạn đầu nên mẹ tôi có vài lần đi khám tại các phòng khám gần nhà mà không thể phát hiện ra bệnh. Thế rồi tình trạng này cứ kéo dài, nhiều người động viên mẹ mới quyết định xuống Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội khám.

Nhà tôi ở tỉnh lẻ, quãng đường xuống Hà Nội cũng đến cả 100km. Nhà lại neo người, công việc lại lu bu nên mẹ tôi đi khám bệnh một mình. Hôm đó tôi đi làm, đến 11 giờ trưa cũng là lúc tôi tan ca thì nhận được điện thoại của mẹ vang lên. Bên kia âm thanh tôi nghe được chỉ là tiếng khóc nghẹn, tôi phải nhiều lần gọi to “Mẹ, mẹ ơi”… Một lát sau, mẹ tôi gắng gượng lắm mới nói cho tôi nghe được một câu với giọng run run rằng: “Mẹ bị ung thư cổ tử cung rồi”. Sau câu nói đó là tiếng tắt máy tút tút. Như sét đánh bên tai, tôi vừa òa lên khóc nức nở vừa cố gắng bấm quay đầu gọi cho mẹ ngay nhưng mẹ không nghe máy bởi có lẽ mẹ đang rất suy sụp. Ung thư có lẽ là căn bệnh đáng sợ nhất trên đời này, bởi với tôi chỉ cần nghe đến hai từ đó là trái tim như bị ai bóp nghẹt, một bản án tử như đang lơ lửng trong suy nghĩ của tôi.

Sau đó tôi liền gọi cho bố và tôi chỉ nghẹn ngào nói vội với bố rằng: “Bố thu xếp quần áo xuống luôn với mẹ đi, đừng để mẹ ở đó một mình nữa”. Tôi sợ, tôi hoảng loạn, một cú sốc quá lớn với gia đình tôi. Gia đình tôi chưa bao giờ nghĩ căn bệnh quái ác lại có ngày tìm đến với người thân yêu của mình như vậy. Đau lắm…

Mấy ngày sau, mẹ tôi được chỉ định phẫu thuật cắt buồng trứng và tử cung. Phẫu thuật xong tạm ổn, mẹ tôi tiếp tục chuyển sang Bệnh viện K3 Tân Triều để điều trị. Hơn 1 tháng xạ trị của mẹ là thời gian tôi chứng kiến mẹ đau đớn, ăn uống kém. Lúc này, gia đình tôi đã bình tĩnh hơn trước bệnh của mẹ nên động viên mẹ rất nhiều. Tôi lên mạng tìm kiếm mọi thông tin, lấy các minh chứng về việc nhiều người phát hiện mắc bệnh nhưng sau thời gian điều trị tích cực đã khỏi hoàn toàn. Mọi người luôn động viên mẹ rằng bây giờ khoa học hiện đại đều có thể chữa khỏi. Mẹ cũng có vẻ an tâm phần nào. Tôi lên mạng tải những bài hát mẹ hay thích nghe, những câu chuyện nhẹ nhàng để mẹ nghe cho quên đớn đau bệnh tật.

Lúc này có nhiều bạn bè thăm hỏi và động viên tinh thần tôi rất nhiều. Còn gì đau hơn khi chứng kiến người mẹ cả đời tần tảo của mình chịu đau, nhìn những giọt nước mắt tủi thân, nhìn gương mặt hốc hác xanh xao của mẹ tôi không thể kìm lòng. Cũng vào thời điểm này, tôi có nói chuyện với một người bạn đang làm bác sĩ tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội và được bạn giới thiệu đến sản phẩm GHV KSOL của Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam. GHV KSOL là một sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Sản phẩm bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu. Đặc biệt giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật. Ngoài ra còn nhiều công dụng khác như giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng. Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch…

Thấy bạn bảo sản phẩm rất tốt cho những người đang điều trị ung thư như mẹ, tôi liền ra hiệu thuốc tìm mua ngay. Mẹ uống thuốc, tuân thủ điều trị, được sự hướng dẫn nhiệt tình chăm sóc của các bác sĩ, tinh thần mẹ đã phấn chấn hơn rất nhiều. Mẹ đã đi lại nhiều hơn trong bệnh viện, chia sẻ nỗi niềm cùng các bệnh nhân. Tinh thần mẹ lạc quan, mẹ ăn được ngủ được và cười nói nhiều hơn trước. Ở viện mẹ còn là cây văn nghệ hài hước cho cả phòng, ai cũng bảo rằng mẹ như là người truyền năng lực tích cực đến mọi người. Nghe những câu chuyện tếu táo về đời, về người, cả phòng cùng vỗ tay nhộn nhịp mà quên hết đi những nỗi đau từ bệnh tật. Cả nhà tôi bất ngờ vô cùng trước sự thay đổi của mẹ, hy vọng phép màu sẽ đến.

Và sau thời gian dài xạ trị, kết hợp uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vận động nghỉ ngơi, mẹ tôi làm xét nghiệm lại. Một kết quả làm cả nhà tôi vỡ òa trong sung sướng khi bác sĩ thông báo: “Tế bào ung thư đã bị tiêu diệt”. Lần này tôi nhìn thấy mẹ tôi khóc, nhưng đó là giọt nước mắt của những điều hạnh phúc, của niềm tin chiến thắng.

Với lời dặn dò của bác sĩ trước chuyến xe cả nhà tôi về quê rằng bệnh ung thư có thể tái mắc lại nếu mình chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nên gia đình tôi rất cẩn thận trong việc chăm lo sức khỏe cho mẹ. Mẹ tôi vẫn kiên trì đều đặn uống GHV KSOL mỗi ngày để phòng ngừa tái phát ung thư, bảo vệ tế bào lành.

Kể từ ngày căn bệnh ung thư tìm đến mẹ tôi tới nay cũng đã hơn 4 năm, vậy nhưng với niềm tin yêu cuộc sống, sự lạc quan mà mẹ tôi luôn vượt qua được bệnh tật để tiếp tục lao động, phát triển kinh tế, mẹ luôn tham gia hăng hái các phong trào văn hóa xã hội tại địa phương. Mẹ trong mắt mọi người luôn là cô giáo làng giản dị, hiền lành, tràn đầy nghị lực sống, lòng yêu đời.

Tôi đã từng nghĩ “ung thư” là một căn bệnh hiểm nghèo không có thuốc chữa, vậy nhưng tôi đã nhầm. Nếu chúng ta khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và khống chế bệnh tật một cách nhanh chóng. Nếu chúng ta có niềm tin, tuân thủ phác đồ điều trị, gặp đúng sản phẩm hỗ trợ thì chúng ta hoàn toàn có thể chiến thắng được ung thư. Và để tránh tình trạng khi sức khỏe có những biểu hiện sa sút “mất bò mới lo làm chuồng” thì chúng ta hãy tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân ngay từ bây giờ. Hãy để GHV KSOL đồng hành cùng bạn mỗi ngày. Cảm ơn GHV KSOL vì đã mang lại nụ cười cho mẹ và cả gia đình tôi.

TUYẾT NHUNG

Lâm Nghĩa, Thị trấn Lâm Thao, Phú Thọ

Nguồn: Dân trí

https://dantri.com.vn/suc-khoe/cuoc-doi-se-no-hoa-khi-ta-co-niem-tin-20201216071241580.htm

0866 206 808
Nhập thông tin để tải về miễn phí: